Bí kíp tìm cổ LEADER

Nhóm cổ phiếu Leader là những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường, có thể tạo ra mức sinh lời từ 30% – 50% tới lãi bằng lần nên đây là nhóm cổ phiếu mà NĐT luôn ước ao muốn sở hữu trong danh mục.

Các bước để tìm ra được cổ phiếu Leader.

1. Đánh giá tình hình thị trường chung.

Thị trường tác động tới 40% xu hướng của cổ phiếu, nếu thị trường không thuận, thì sẽ khó có cổ phiếu nào tạo ra được mức sinh lời vượt trội, còn nếu có thì chỉ xuất hiện ở một số cổ phiếu thanh khoản thấp, dễ bị làm giá. Nên việc đầu tiên của NĐT cần làm là đánh giá được xu hướng của thị trường trong thời gian tới là ổn định, tốt hay xấu. Nếu đánh giá xu hướng là xấu, thì tốt nhất nên đứng ngoài, còn đánh giá ổn định trở lên thì mới đầu tư. Trong ngắn hạn, thị trường có thể lên xuống thất thường theo tâm lý của NĐT, còn trung hạn thị trường sẽ vận động theo vĩ mô của nền kinh tế.

2. Phương pháp tìm ra cổ phiếu LEADER.

Những dạng cổ phiếu dẫn dắt thị trường có 2 loại chính.
1. Cổ phiếu nằm trong ngành nghề kỳ vọng cao nhất (có sóng ngành).
2. Cổ phiếu có kỳ vọng riêng (không có sóng ngành).

Dạng cổ phiếu đầu tiên thì sẽ dễ nhận ra hơn vì chúng ta chỉ cần theo sát tình hình kinh tế vĩ mô là sẽ đánh giá được:
Ví dụ:
Giá thép tăng – ngành thép được hưởng lợi,
Lãi suất hạ nhiệt – ngành chứng khoán, bất động sản được hưởng lợi.
Vốn FDI tăng – ngành BĐS KCN sẽ được hưởng lợi…

Dạng cổ phiếu thứ 2 thì có thể nhận diện thông qua việc liên tục phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng một số doanh nghiệp có yếu tốt bất ngờ như trúng thầu, có thêm hợp đồng kinh doanh, có thêm cổ đông lớn góp vốn… thì sẽ khó phân tích, nhưng không sao vì vẫn còn các công cụ đánh giá khác.

Ngoài sự kỳ vọng của doanh nghiệp và ngành nghề thì NĐT cần phải đánh giá mức độ thu hút NĐT của nhóm cổ phiếu đó thông qua yếu tố dòng tiền. Những LEADER không chỉ có sự kỳ vọng lớn, mà còn được dòng tiền “ƯU TIÊN”.
NĐT cần theo dõi sát cổ phiếu cả khi thị trường lên và lúc thị trường giảm, cần chú ý các nhóm cổ phiếu sau.

  • Cổ phiếu đi ngang, giảm ít hơn thị trường.
  • Cổ phiếu có lực cầu vào mạnh hơn, tạo đáy trước thị trường, tăng trước thị trường.
  • Cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường, tăng ở những nhịp đầu tiên của thị trường.
  • Cổ phiếu có một số phiên tăng trần định kéo vào sóng nhưng thị trường chưa cho cơ hội.

Ví dụ 1: Cổ phiếu SSI.

Giai đoạn từ tháng 5 – 9/2023, khi lãi suất hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu chứng khoán là nhóm ngành có kỳ vọng cao nhất. SSI là tâm điểm khi thị trường sập nhưng SSI không bị bán sàn.

Ví dụ 2: Cổ phiếu ANV.

Giai đoạn Q2 2023, nhóm cổ phiếu cá tra được hưởng lợi khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau dịch covid, cùng với lệnh hạn chế nhập khẩu cá từ Nga nên ngành cá tra Việt Nam được hưởng lợi khi sản lượng xuất khẩu và giá bán đều tăng.

Ví dụ 3: Cổ phiếu VIX.

Lãi suất hạ nhiệt, nhóm chứng khoán được hưởng lợi, VIX xuất hiện pha mua gom, khi thị trường cho cơ hội là break tăng mạnh.

Ví dụ 4: Cổ phiếu DBC.

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn nên làm cho nguồn cung thiếu hụt, giá thịt lợn tăng mạnh, có những lúc giá lợn hơi trên 100.000 VNĐ/ 1 kg. Cổ phiếu DBC được dòng tiền ưu tiên và bật tăng mạnh khi thị trường cho cơ hội.

Khi thị trường tốt, cổ phiếu nào cũng tăng, nhưng NĐT chuyên nghiệp sẽ tìm ra được những cổ phiếu vượt trội hơn so với mặt bằng chung của thị trường, để đến lúc thị trường đảo chiều bất ngờ, lãi lớn trừ lỗ ít thì vẫn là lãi lớn. Chúc NĐT sẽ sở hữu được cổ phiếu dẫn dắt trong tương lai.

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ:
MR Trịnh Thế Hoàn
GĐ TVĐT VPS
Contact: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *