Bài học từ cổ phiếu HVG
HVG từng là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thủy sản. Giai đoạn năm 2013, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chiếm thị phần lên tới 80 – 85%. HVG lại chiếm tới 11,6% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam, lớn nhất cả nước. Nên HVG từng được mệnh danh là vua cá tra của Việt Nam. Ông Dương Ngọc Minh, chủ tịch HVG từng là người trong TOP 10 người giàu nhất Việt Nam ở trên sàn chứng khoán.
Ở giai đoạn đỉnh cao, mỗi năm HVG mang về hàng trăm tỷ lợi nhuận, đỉnh điểm năm 2011, lợi nhuận của HVG đạt 417 tỷ, bất chấp giai đoạn đấy nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Tham vọng lớn, BLĐ muốn chiếm lĩnh 20-30% thị phần xuất khẩu thủy sản. HVG đã đẩy mạnh vay nợ để mở rộng quy mô cũng như thâu tóm nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thủy sản giai đoạn đấy. Tính đến 31/12/2016, tập đoàn Hùng Vương đã có 27 công ty con và công ty liên kết.
Do cá tra giá rẻ của Việt Nam ồ ạt được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, từ đó khiến cho các doanh nghiệp nuôi cá da trơn ở Mỹ bị phá sản. Chính phủ Mỹ muốn bảo hộ thị trường sản xuất cá tra trong nước. Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã liên tục áp thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp cá tra ở Việt Nam.
Năm 2012, HVG bị chịu mức thuế là 1,29 USD/kg. Nhưng tại thời điểm đó, qua cửa công ty con là AGF, sản phẩm của HVG vẫn vào Mỹ khá thuận lợi vì AGF chỉ bị áp thuế là 0,02 USD/kg. Mọi chuyện đã kết thúc ở kỳ đánh giá POR 9 vào tháng 9/2013, cả HVG và công ty con AGF đều bị áp mức thuế 2,15 USD/kg.
Biên lãi gộp HVG giảm mạnh khi đánh mất thị trường Mỹ.
Lợi nhuận của mảng kinh doanh chính suy giảm, vay nợ nhiều, chi phí lãi vay của HVG liên tục tăng mạnh, đây là nguyên nhân chính khiến HVG lao đao.
Năm 2019, HVG cũng có 1 nhịp tăng mạnh khi NĐT kỳ vọng trong đợt công bố kết luận rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) vào ngày 19/4/2019 thì HVG sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chủ tịch cũng kỳ vọng HVG sẽ quay lại thời kỳ đỉnh cao năm 2011 nếu như việc áp thuế 0% xảy ra. Nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược lại, HVG bị áp thuế tới 3,87 USD/kg, điều này khiến cổ phiếu này mất giá đến 50% sau 1 tháng.
Kỳ vọng cuối cùng của HVG đã không còn, Thaco cũng tham gia cơ cấu nhưng bất thành vì vĩ mô không thuận lợi, HVG lỗ kỷ lục 1347 tỷ và chính thức hủy niêm yết.
HVG là 1 bài học cho doanh nghiệp mở rộng quy mô quá nhanh trong khi mảng kinh doanh cốt lõi lại gặp khó khăn. Từ đó chi phí lãi vay ăn mòn lợi nhuận, dẫn tới âm vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có muốn tái cơ cấu cũng rất khó vì khi vĩ mô ngành không thuận lợi, càng đầu tư thêm nguồn vốn càng thua lỗ nặng hơn.
Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Nhóm Zalo tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/