Áp thuế chống bán phá giá thép – Doanh nghiệp nào được hưởng lợi ?

1. Nếu áp thuế chống bán phá giá HRC – Doanh nghiệp tôn mạ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Do tình trạng giá thép HRC nhập khẩu rẻ hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất HRC ở trong nước. Nên vào ngày 19/03, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đã nộp đơn đề xuất áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc.

Theo thống kê của hiệp hội thép Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ HRC hiện nay của Việt Nam đang nằm trong khoảng 10 – 13 triệu tấn/năm. Hiện nay, HRC nội địa Việt Nam được sản xuất chủ yếu bởi Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, tổng công suất thiết kế HRC của 2 doanh nghiệp này là 8.2 triệu tấn/năm. Sản lượng HRC do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh sản xuất được dành 50% cho thị trường xuất khẩu, còn lại 50% được bán tại thị trường nội địa. Theo cáo cáo hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng HRC do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán nội địa trong năm 2023 đạt 3.403 triệu tấn, được phân bổ bán cho các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tôn màu, ống thép. Như vậy, sản lượng của các nhà sản xuất HRC Việt Nam bán tại thị trường nội địa hiện chỉ chiếm khoảng 30% thị phần trong nước, 70% còn lại là thép nhập khẩu từ nước ngoài (Chủ yếu nhập HRC từ Trung Quốc và Hàn Quốc).

Nhìn chung, thép HRC nhập khẩu thường có giá thấp hơn so với giá HRC của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Trong năm 2023, thép HRC nhập khẩu có thấp hơn giá HRC Hòa Phát 23% và thấp hơn giá HRC Formosa Hà Tĩnh 35%.

Trong quy trình sản xuất các sản phẩm tôn mạ, HRC chiếm khoảng 80% chi phí đầu vào. Nếu thép HRC nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá thì điều này sẽ có tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ.

Tùy từng thời điểm, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp tôn mạ đầu ngành sẽ giao động trong khoảng từ 0% – 20%, riêng chỉ có HSG là luôn duy trì biên lãi gộp trên 10% trong mọi điều kiện của thị trường. Trung bình, 60 – 70% HRC được sử dụng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tôn mạ là đến từ nguồn nhập khẩu. Như vừa nêu ở trên, trong 2023, giá thép nhập khẩu HRC thấp hơn giá HRC Hòa Phát 23% và thấp hơn giá HRC Formosa Hà Tĩnh 35%, ngoài ra HRC còn chiếm đến 80% chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tôn mạ, do đó nếu HRC nhập khẩu bị áp thuế chống phá giá, điều này sẽ làm cho giá thành tôn mạ sản xuất tại Việt Nam tăng lên, từ đó khiến cho các doanh nghiệp rất khó để cạnh tranh trong nước và tại các thị trường xuất khẩu. Theo phó tổng giám đốc thường trực tập đoàn Hoa Sen, nếu áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam sẽ không thể giữ được biên lợi nhuận vốn dĩ đã tương đối thấp, dẫn đến nguy cơ có thể phá sản hàng loạt.

Nhận thức được tác động nghiêm trọng của vấn đề này, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam liên tục kiến nghị phản đối đề xuất áp thuế chống bán thép HRC của Hòa Phát và Formosa.

2. Việt Nam điều tra chống bán phá giá tôn mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc – Doanh nghiệp tôn mạ được hưởng lợi.

Ngày 14/6, Cục Phòng vệ Thương mại ra quyết định điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023. Thời gian điều tra xác định thiệt hại là từ 1/4/2018 đến 31/3/2024. Nội dung điều tra được Cục Phòng vệ Thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 32 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Phạm vi hàng hóa đề nghị điều tra bao gồm các sản phẩm thép mạ (tôn mạ), mã vụ việc AD19.

Dưới đây là mã các sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc bị điều tra chống bán phá giá.

Tính đến tháng 4/2024, 78% thép mạ được nhập khẩu vào Việt Nam là đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong quá khứ, việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã được áp dụng trong giai đoạn từ tháng 9/2016 tới tháng 5/2022. Hiện nay, tỷ trọng thép mạ nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc đang có xu hướng tăng mạnh, kỳ vọng rằng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục được thực thi trong thời gian tới. Hiện nay, HSG đang giữ vị trí top 1 thị phần tôn mạ và top 2 thị phần thép ống với thị phần lần lượt đạt 28% và 12%, do đó nếu biện pháp áp thuế chống bán phá giá được thông qua thì HSG sẽ là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất.

3. Khuyến nghị.

Đội ngũ ALIAS đánh giá HSG đang là cổ phiếu được hưởng lợi tốt nhất nếu như áp thuế chống bán phá giá cho tôn mạ nhập khẩu. Nhưng ngược lại giá cổ phiếu HSG cũng đã tăng được 1 đoạn dài, NĐT có thể mua gom vùng giá 23 – 24, tỷ trọng khoảng 10-15% NAV.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
Zalo: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

Tham gia nhóm tư vấn của đội ngũ ALIAS: https://alias.vn/tham-gia-nhom-tu-van-cua-doi-ngu-alias/

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *